Chú thích Đỗ_Kế_Giai

  1. Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng (ân thưởng).
  2. Binh chủng Biệt động quân vào thời điểm 1975 có 2 vị tướng là Thiếu tướng Đỗ Kế Giai xuất thân từ Nhảy dù và Chuẩn tướng Phạm Duy Tất xuất thân từ Lực lượng Đặc biệt
  3. Năm 1959, đổi tên thành trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
  4. Tiểu sử Tiểu đoàn 6 Nhảy dù, xem chi tiết ở phần chú thích trong bài Tiểu sử Đại tướng Đỗ Cao Trí
  5. Chiến đoàn 2 Nhảy dù được thành lập ngày 15/11/1961 cùng thời điểm với Chiến đoàn 1. Ngày 1/5/1968 Chiến đoàn 2 cải danh thành Lữ đoàn (tương đương cấp Trung đoàn Bộ binh), có 3 Tiểu đoàn tác chiến trực thuộc là Tiểu đoàn 5, 7 và 11. Lữ đoàn 2 Nhảy dù là một trong 3 Lữ đoàn chủ lực nòng cốt của Sư đoàn Nhảy dù (2 Lữ đoàn còn lại là Lữ đoàn 1 và 3. Đầu năm 1974, Sư đoàn Nhảy dù thành lập thêm Lữ đoàn 4 gồm 3 Tiểu đoàn là Tiểu đoàn 12, 14 và 15. Đầu năm 1975 đang hình thành Lữ đoàn 5, dự kiến các đơn vị trực thuộc là 3 Tiểu đoàn biệt lập 16, 17 và 18 đang hoạt động).
    Từ thành lập cho đến ngày 30/4/1975, Lữ đoàn 2 đã trải qua các sĩ quan chỉ huy sau đây:
    -Thiếu tá Đỗ Kế Giai, từ 15/11/1961 đến 30/06/1964.
    -Thiếu tá Trương Quang Ân, từ 01/07/1964 đến 24/05/1965.
    -Thiếu tá Ngô Xuân Nghị (Sinh năm 1932 tại Bến Tre, tốt nghiệp Võ bị Đà Lạt K8, về sau là Đại tá Chánh sở Công tác thuộc Nha Kỹ thuật Bộ Tổng tham mưu), từ 25/05/1965 đến 14/06/1966.
    -Thiếu tá Đào Văn Hùng (Sinh năm 1923 tại Nam Định, xuất thân từ Hạ sĩ quan trong Quân đội Pháp, về sau là Trung tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn Bộ binh), từ 15/06/1966 đến 09/07/1968.
    -Trung tá Trần Quốc Lịch, từ 10/07/1968 đến 30/08/1972.
    -Đại tá Nguyễn Thu Lương (Sinh năm 1934 tại Hà Đông, tốt nghiệp Võ khoa Thủ Đức K4), từ 01/09/1972 đến 15/12/1973.
    -Trung tá Lê Minh Ngọc (Sinh năm 1939, tốt nghiệp Võ bị Đà Lạt K16), từ 16/12/1973 đến 01/12/1974.
    -Đại tá Nguyễn Thu Lương, từ 02/12/1974 đến 30/04/1975.
  6. Đại úy Tống Hồ Hàm về sau mang cấp Trung tá.<
  7. Khóa 1963-2 tham mưu cao cấp tại Đại học quân sự Hoa Kỳ có 4 sĩ quan Việt Nam Cộng hòa được nhập học gồm: Thiếu tá Đỗ Kế Giai, Trung tá Nguyễn Xuân Thịnh, Thiếu tá Nguyễn Văn Hiếu
    -Thiếu tá Đàng Thiện Ngôn (Tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Thuận (1969-1971).
  8. Đầu năm 1967, tướng Giai có sáng kiến đổi tên Sư đoàn 10 thành Sư đoàn 18 Bộ binh và được Bộ Tổng Tham mưu chấp thuận
  9. Tướng Thơ trước đó là Chỉ huy trưởng trường Bộ binh Thủ Đức
  10. Cố Đại tá Đào Bá Phước (Nguyên là Trung tá Chỉ huy trưởng Liên đoàn 5 BĐQ, bị tử trận trong trận Mậu Thân 1968 ở Chợ Lớn do trực thăng Mỹ bắn lầm, được truy thăng Đại tá. Bộ Tổng Tham mưu lấy tên ông đặt tên cho doanh trại Bộ Chỉ huy Biệt động quân Trung ương ở đường Tô Hiến Thành, quận 10, Sài Gòn).
  11. Đại tá Nguyễn Quang Kiệt sinh năm 1931 tại Vĩnh Long, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  12. Đại tá Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1926 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Liên quân Đà Lạt
  13. Chữ viết tắt (Biệt Động Quân)
  14. Đại tá Nguyễn Đức Khoái sinh năm 1929 tại Bắc Ninh, tốt nghiệp khóa 2 Võ khoa Thủ Đức
  15. Kiêm Tư lệnh SĐ 101 BĐQ tân lập với đơn vị cơ hữu là các Liên đoàn 31, 32 và 33 trước đó trực thuộc Bộ chỉ huy BĐQ Quân khu 3
  16. Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn sinh năm 1930 tại Vĩnh Long, tốt nghiệp khóa 6 Võ bị Liên quân Đà Lạt
  17. Sư đoàn 106 BĐQ với Bộ tư lệnh (đang hình thành) đặt tại Trường đua Phú Thọ, Sài Gòn. Đơn vị cơ hữu là quân số còn lại của các Liên đoàn 11, 12, 14 và 15 (di tản về từ Quân khu 1) và quân số còn lại của các Liên đoàn 21, 22, 23, 24 và 25 (di tản về từ Quân khu 2)
  18. Đại tá Nguyễn Văn Lộc sinh năm 1932 tại Ba Xuyên, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Liên quân Đà Lạt
  19. Trung tá Đặng Toàn, tốt nghiệp khóa 10 Võ bị Đà Lạt
  20. Đại tá Cao Văn Ủy sinh năm 1933 tại Hả Đông, tốt nghiệp khóa 7 Võ bị Đà Lạt
  21. Đại tá Nguyễn Kim Tây tốt nghiệp khóa 10 Võ bị Đà Lạt
  22. Đại tá Vũ Phi Hùng sinh năm 1931 tại Hà nội, tốt nghiệp khóa 3 Võ khoa Thủ Đức
  23. Đại tá Trần Kim Đại sinh năm 1933 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 3 Võ khoa Thủ Đức
  24. Đại tá Lê Quý Dậu sinh năm 1933, tốt nghiệp khóa 3 Đặc biệt Hiện dịch Đồng Đế. Có quyết định thăng cấp Đại tá vào trung tuần tháng 4/1975
  25. Đại tá Lê Tất Biên sinh năm 1934, tốt nghiệp khóa 10 Võ bị Đà Lạt. Có quyết định thăng cấp Đại tá vào trung tuần tháng 4/1975
  26. Đại tá Nguyễn Văn Biết sinh năm 1930 tại Chợ Lớn, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định
  27. Có 8 cựu tướng Việt Nam Cộng hòa được trả tự do sau cùng vào năm 1992 chia thành 2 đợt:
    -Đợt 1 (tháng 2 năm 1992)
    Các Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Phạm Duy TấtMạch Văn Trường.
    -Đợt 2 (tháng 5 năm 1992)
    Các Thiếu tướng Trần Bá Di, Lê Minh Đảo và Đỗ Kế Giai, các Chuẩn tướng Trần Quang KhôiLê Văn Thân.
    -Xem bài: Tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa bị tù lưu đày